Hai loại tư duy này còn được gọi với những cái tên khác nhau như: Tư duy đóng (Fixed mindset) và Tư duy mở (Open mindset).
Hay Abundance Mindset (tạm dịch: Tư duy thừa hoặc Tư duy thịnh vượng) và Scarcity Mindset (tạm dịch: Tư duy thiếu hoặc Tư duy khan hiếm)
Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về hai loại tư duy này nhé.

Trước hết, Tư duy là gì?
Tư duy là quy tắc, cơ chế mà tâm cảm, trí tuệ, và thân thể theo đó hoạt động. Hoạt động ở đây không chỉ là các hoạt động về thể chất như thở, chạy, nhảy mà còn là cách bạn đối đáp, nhìn nhận xử lý tình huống và vận hành.

Hai loại tư duy khác nhau như thế nào?
Tư duy bảo trì: cố chấp, cứng nhắc, không thay đổi, dậm chân tại chỗ, lúc nào cũng có ý nghĩ không thể. Người có tư duy bảo trì thường làm theo lối mòn cũ, không thích học cái mới, bảo vệ bản thân thái quá, dùng quy tắc, lý lẽ của mình để đánh giá người khác, cho rằng mình lớn mạnh nhất, thường nghĩ tuyệt đối, nếu không phải thế này sẽ là thế kia.
Tư duy phát tán: Lan tỏa, sẵn sàng thay đổi, tiến lên, luôn có suy nghĩ tích cực – có thể.
Người có tư duy phát tán thường thích học hỏi, khám phá, thư thách điều mới.

Yếu tố tác động đến tư duy?
Tư duy của một người được hình thành và phát triển bởi ba yếu tố chính: Người dạy dỗ, Điều kiện nuôi dưỡng, và Hoàn cảnh đô thị.
1. Người dạy dỗ:
Có thể nói chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi chính những người xung quanh ta từ bé, như ông bà cha mẹ. Bạn đã từng bị bố mẹ phàn nàn và so sánh với con nhà hàng xóm? Đã từng bị nói là phải thế này phải thế kia mới đúng chuẩn con ngoan? Rồi bị mắng là lười, là học dốt, là bất tài?
Chính những lời đó ảnh hưởng lên việc hình thành tư duy của chúng ta khi còn nhỏ.
Nếu bạn đọc có đọc các bài báo, tài liệu thì sẽ biết tới Thuyết đa trí tuệ của Tiến sĩ Howard Gardner, rằng mỗi người trong chúng ta đều có 1 tài năng khác nhau.

Ảnh Internet

2. Điều kiện nuôi dưỡng:
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong điều kiện sống khác nhau sẽ có cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau trước cùng một sự việc. Môi trường sống có vai trò quan trọng trong việc tác động đến tư duy của một đứa trẻ.
Sống ở thành thị so với sống ở nông thôn;
Gia đình có điều kiện kinh tế khá so với gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn;
Sinh ra trong gia đình ít con so với gia đình nhiều con;


3. Hoàn cảnh đô thị:
Các quan niệm chạy quanh trong đô thị như câu chuyện về cân nặng, trí thông minh, học hành của con cái nơi công sở, hay những câu chuyện của bạn bè người thân ghé thăm nhà, ở trường học trong những buổi họp phụ huynh, bằng cấp khi đi xin việc…Mỗi câu chuyện đều tạo ra những áp lực nhất định và trở thành gánh nặng cho người đó.

Thay đổi tư duy bảo trì như thế nào?
Về lý thuyết nếu thay đổi 3 yếu tố trên: người dạy dỗ, điều kiện nuôi dưỡng, hoàn cảnh đô thị thì chúng ta sẽ thay đổi được tư duy bảo trì.
Tuy nhiên trên thực tế, 3 yếu tố trên là thứ mà chúng ta không thể thay đổi được như ông bà, bố mẹ, thầy cô, cấp trên, cơ chế nhà nước, vân vân và mây mây. Vậy ta có thể làm gì?
Nếu chúng ta đã không thay đổi được yếu tố ngoại cảnh, hãy thay đổi chính bản thân chúng ta về cách mà chúng ta tư duy, nhìn nhận mọi sự việc, sự vật xung quanh.
Con đường này không dễ, nhưng nếu chúng ta muốn thay đổi để trở nên tốt hơn, điều chúng ta cần là nỗ lực và hành động.
Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo về chủ đề Tư duy nhé!
Nguồn tham khảo:
– Blog thepresentwriter
– Sách Tư duy tích cực, thành công đích thực – OOPSY

Similar Posts

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 が付いている欄は必須項目です